Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1970).
Hình từ trái sang phải, hàng thứ nhất:
Sh. Thân Văn Hoan (H.1), Thầy Lê Duy Nhất (H.2)
Nhà truyền giáo Lm. Andrej Majcen Quang (1907 - 1999) người sáng lập Trường Trung học kỹ thuật Don Bosco (Gò Vấp) và Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình(1910 - 1995). Đến dự lễ hội Công giáo tại Trường (1970)
1.2. Thời kỳ chuyển đổi nâng cấp vào năm 1968
Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp trở thành Trường tư thục Trung học Kỹ Thuật đệ nhất cấp Don Bosco. Công văn số 6224 GD/TT/2D Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục, cho phép Linh mục Lê Hướng được mở thêm bậc Trung học Đệ nhất và Đệ nhị cấp phổ thông (Việt Nam) tại Tư thục Trung học Kỹ thuật Don Bosco, Saigon, ngày 24 tháng 8 năm 1967, Đổng Lý Văn phòng Bộ Giáo dục, Huỳnh Ngọc Anh (đã ký).
Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco, được cải biên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco, theo Quyết định số 48/GD/KTHV/QĐ. Trần Lưu Cung và Lê Đình Toán (đã ký). Ngày 31 và ngày 02 tháng 01 năm 1970, số 0086/KTNV/T.TH/M. Điều hành nhà trường, do Linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty làm Giám đốc kiêm Hiệu trưởng và Linh mục Phan Đình Cho, Phó Giám đốc (1970 - 1975).
Gs. Nguyễn Phú Túc (ngồi hàng thứ nhất chính giữa) chụp hình lưu niệm cùng lớp 8 B (1972).
1.4. Thời kỳ cuối năm1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng trường sở và ngày 19/12/1975
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco được bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử theo Quyết định tiếp nhận Trường Kỹ thuật Don Bosco, với Công văn số 032/LĐTL-ĐT; TP. HCM, ngày 14/01/1977; TM/Tổng cục trưởng, Tổng cục phó Lê Thành Phụng (đã ký). Bắt đầu từ ngày 19/12/1975, được nhà trường chọn là ngày kỷ niệm: "Ngày thành lập Trường Công nhân kỹ thuật 4".
Hiệu trưởng Lâm Ngọc Anh (1975).
1.5. Thời kỳ đầu năm 1976 đến cuối năm 1977
Trường bắt đầu hoạt động với thương hiệu là Trường Kỹ thuật Don Bosco, trực thuộc Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử.
Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí Ôtô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp
Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh
Phó Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
1.6. Thời kỳ từ 1978 đến 1994
Trường Kỹ thuật Don Bosco được đổi tên là Trường Công nhân Kỹ thuật 4, trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí ô tô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp.
1.6.1.Giai đoạn từ 1978 đến 1991
Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Mai Văn Hợi _ Nguyễn Như Từ.
Cảnh Trường Công nhân Kỹ thuật 4 (1978)
1.6.2. Giai đoạn từ 1991 đến 1994
Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề.
1.7. Thời kỳ năm 1994 đến năm 1999
Vào đầu năm 1994 Trường Công nhân Kỹ thuật 4, được hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2; trú đóng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4, trực thuộc Bộ Công nghiệp.
1.7.1.Giai đoạn từ 1994 đến tháng ba năm 1996
Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề
Sân bóng chuyền trước nhà nguyện Dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp (1994) Nay được xây dựng thành Trung tâm Thư viện và Thông tin (2011)
1.7.2. Giai đoạn từ tháng 4 năm 1996 đến đầu năm 1999
Hiệu trưởng: Tạ Xuân Tề.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Đức Phấn _ Phạm Khôi.
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2006)
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2004 - 2013)
1.9.1. Giai đoạn từ 2005 - 2007 :
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Phạm Khôi _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính.
1.9.2. Giai đoạn từ 2008 - 2009 :
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính _ Phạm Hữu Lộc _ Nguyễn Xuân Hoàn _ Nguyễn Mạnh Hùng _ Nguyễn Thiên Tuế.
1.9.3. Giai đoạn từ 2009 đến ngày 14/8/2011:
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng đương nhiệm: _ TS. Phan Chí Chính _ TS. Nguyễn Xuân Hoàn _ TS. Nguyễn Mạnh Hùng _ NGƯTU. TS. Phạm Hữu Lộc _ PGS. TS. Lê Văn Tán _ ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
1.9.4. Giai đoạn từ ngày 15/8/2011 đến ngày 05/01/2012
Hiệu trưởng: TS. Trần Tuấn Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Nguyễn Xuân Hoàn, kiêm Phó Bí thư Đảng ủy; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
1.9.5. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013:
Hiệu trưởng: Thứ trưởng TS. Trần Tuấn Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế; ThS. Trần Văn Thắng.
II. Tổng kết các thế hệ Hiệu trưởng (1956 - 2013)
1. Thời kỳ từ năm 1956 đến năm 1975
Năm 1956 - 1970 LM. Lê Hướng;
Năm 1970 - 1975 LM. Nguyễn Văn Ty;
2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Các thế hệ Hiệu trưởng (1975 - 2011)
Năm 1975 - 1991 KS. Lâm Ngọc Anh;
Năm 1991 - 1996 KS. Mai Văn Hợi;
Năm 1996 - 2011 AHLĐ. Ts. Tạ Xuân Tề;
Năm 2011 - 2013 TS. Trần Tuấn Anh.
III. Thành tích Trường đạt được (1994 - 2004)
Huân chương lao động hạng ba năm 1995 (Quyết định số 534 KT/CT. Chủ tịch nước Lê Đức Anh (đã ký). Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1995 (Đã ghi sổ 26);
Huân chương lao động hạng nhì năm 1999 (Quyết định số 168 KT/CT. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2001 (Đã ghi sổ 1);
Huân chương lao động hạng nhất năm 2004 (Quyết định số 123 QĐ/CTN. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2005 (Vào sổ vàng số 1);
Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO do tổ chức TUV - Cộng hòa Liên bang Đức;
Trường có nhiều thành tích, đạt được nhiều giải thưởng xếp hạng cao như: giải học sinh giỏi nghề cấp thành phố, quốc gia và quốc tế; trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ;
AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề, nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ chí Minh (2004 - 2011); có công lao xây dựng và phát triển Trường; từ Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4 (1994 - 1999), Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (1999 - 2004), rồi trở thành Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (2004); được Chủ tịch nước Trần Đức Lươngthay mặt chính phủ, ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Đào tạo; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên; Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau Đại học; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Quản trị; Phòng Dịch vụ, Phòng Kế hoạch - Vật tư; Trung tâm Quản lý - Ký túc xá.
2. Các đơn vị đào tạo
Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo bao gồm các khoa (viện) và bộ môn trực thuộc:
Các Khoa đào tạo chuyên ngành: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Cơ khí, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa May Thời trang, Khoa Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ Ô tô, Khoa Công nghệ Nhiệt lạnh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Thương Mại Du lịch, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường.
Các đơn vị đào tạo không chuyên ngành: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Khoa Liên thông Đại học & Vừa làm vừa học.
3. Các đơn vị phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Các đơn vị hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ: Tạp chí Đại học Công nghiệp; Nhà Xuất Bản Đại học Công nghiệp; Trạm Y tế; Nhà ăn; Trung tâm Thông tin - Thư viện;
Các đơn vị đào tạo đặc thù trực thuộc trường: Trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo, Khoa Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công nghệ - Máy công nghiệp (Research & Development Industrial for technology – Machinery).
4. Các hội đồng
Hội đồng Khoa học và Đào tạo:
Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của Hội đồng thực hiện theo Điều lệ trường đại học và Quyết định thành lập của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về một số công việc cụ thể như: mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
Các hội đồng khác:
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ công tác cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng có thể quyết định thành lập một số hội đồng tư vấn như: Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét nâng ngạch, Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng thanh lý tài sản và các hội đồng khác khi cần thiết… để giúp Hiệu trưởng quyết định những vấn đề cơ bản, những nội dung công tác quan trọng về đào tạo, tổ chức – nhân sự, nghiên cứu khoa học (NCKH), cơ sở vật chất và việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thành phần của các Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định thành lập theo các quy định của pháp luật hiện hành.
V. Giới thiệu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Industry). Đây là một trường đại học công lập đào tạo đa ngành, đa nghề có tầm quan trọng của Bộ Công Thương.
Hiện nay trường có các cơ sở đào tạo tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cơ sở tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), cơ sở thành phố Quảng Ngãi(tỉnh Quảng Ngãi), Cơ sởhuyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), cơ sở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Trường trực thuộc quản lý của Bộ Công Thương.Năm 2011 với tổng số 129.000 sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trường đại học lớn nhất của Việt Nam.
Những năm tháng không thể nào quên (1999 - 2011).
VI. Sơ đồ Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Cha Mario Acquistapace (h. 1) và Đức Cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (h. 2)
Đức cha Paul Seitz (h.3) và cha Antôn Giacomino (h.4)
Cha Antôn Giacomino (h.1), Giám mục Paul Léon Seitz (h. 2), Cha Mario Acquistapac (h.3)
Gia đình Têrêsa Hà Nội (1952)
Giám mục Paul Léon Seitz (Kim) và Gia đình Têrêsa
Cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954.
1.1.1 Sơ lược lịch sử theo dòng thời gian
Vào năm 1936, Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, đã đề nghị Linh mục Carlo Braga, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Salêdiêng Trung Hoa, gửi các tu sĩ Salêdiêng đến điều hành Tiểu chủng viện, dạy học và điều hành trường dạy nghề. Tuy nhiên, việc này đã không được thực hiện. Thời gian sau đó, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã đến Trung ương Dòng Salêdiêng Don Bosco tại Torino và đề nghị Bề trên Cả của dòng là Philip Rinaldi gửi các tu sĩ Salêdiêng đến Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là những hoạt động đơn lẻ của dòng tại Việt Nam.
Mãi đến năm 1940, một tu sĩ dòng Salêdiêng người Pháp, linh mục Phanxicô Dupont. Vì biết tiếng Nhật, đã được gửi đến Việt Nam để làm thông dịch viên và làm Tuyên úy cho các binh sĩ Nhật. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, do có sự can thiệp của Tòa Khâm sứ, ông được xuất ngũ. Là một nhà truyền giáo nhiệt thành, ông tham gia nhiều hoạt động mục vụ tông đồ từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội đến Sài Gòn, làm Tuyên úy Sinh viên Công giáo, Tổng linh hướng các cấp lãnh đạo của Tổ chức Hướng đạo.
Cuối năm 1941, ông cộng tác điều hành một cô nhi viện Têrêsa ở Hà Nội, nhờ có sự hỗ trợ của một tu sĩ trẻ dòng Salêdiêng, Linh mục Raimond Petit, Linh mục Dupont đã lập một trường huấn nghệ cho học sinh và dạy Latin. Công việc trở nên khó khăn sau cái chết của linh mục Dupont.
Vào năm 1947, Linh mục Raimond Petit đã đưa khoảng trẻ 30 em về Pháp để chuyển vào các nhà Salêdiêng ở Nice và Marseille hoặc gửi vào các gia đình ở Marseille, chấm dứt những hoạt động đầu tiên của hội dòng Salêdiêng tại Việt Nam.
Vào năm 1952, Tòa Thánh phong một tu sĩ dòng Thừa sai (MEP) là Paul Léon Seitz làm Giám mục hiệu tòa Catula và bổ nhiệm ông làm Đại diện Tông Tòa Giáo phận Kon Tum. Trước khi nhậm nhiệm sở mới, Giám mục Paul Seitz Kim đã đề nghị Hội dòng Salêdiêng tiếp nhận Gia đình Têrêxa, một tổ chức xã hội Công giáo chuyên tiếp nhận các thanh thiếu niên nghèo, vô gia cư và thất lạc gia đình, do chính ông thành lập. Đề nghị này được Hội dòng chấp thuận và ngay trong năm đó, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Trung HoaHồng Kông đã gửi Linh mục Antôn Giacomino (người Braxin) và Linh mục Andrej Majcen Quang (người Slovenia) qua Việt Nam. Lúc đầu, nhà dòng lập chi nhánh Dòng Salêdiêng Don Bosco tại giáo xứ Thái Hà, Hoàng Long, Hà Nội.
Năm 1954, các tu sĩ cùng các học sinh của Dòng Salêdiêng Don Bosco đều di cư vào miền Nam Việt Nam. Do không được Giám mục Sài Gòn Jean Cassaigne chấp nhận cho vào Sài Gòn, Dòng đã chuyển các học sinh vào Ban Mê Thuột. Sau một thời gian ngắn, vì không thể sống được ở Ban Mê Thuột.
Năm 1955, Dòng phải chuyển vào Sài Gòn với sự cho phép của Giám mục Sài Gòn lúc đó là Giám mục Simon Hòa Hiền. Tuy nhiên, phần lớn các học sinh lớn đã ở lại Giáo phận Kontum. Ban đầu, trụ sở hội dòng đặt ở Thủ Đức. Sau khi trụ sở hội dòng tại Thủ Đức được chuyển thành Đệ tử viện dành cho các học sinh muốn đi tu Dòng Don Bosco, các học sinh còn lại được chuyển về Gò Vấp.
Vào ngày 11 tháng 11 năm 1956, Trường Huấn nghiệp Gò Vấp được thành lập. Nơi đây trở thành cơ sở chính cho hoạt động xã hội của dòng Don Bosco tại Việt Nam cho đến tận cuối 1975.
Cha Mario Acquistapace - Bề trên Phụ tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco (22/8/1968)
Chú thích hình từ hàng thứ nhất đến hàng thứ nhì, trái sang phải:
Sh. Phạm Văn Thọ (h.1), ChaMario Acquistapace (h.3), Cha Andrej Majcen (h.5),
Cha Minh (h.7), Cha Isiđôrô Lê Hướng (h.11), Cha Gioan Nguyễn Văn Ty (hàng thứ 2, h.2)
1.1.2. Lược sử Dòng Salêdiêng Don Bosco
(S.D.B.: Societas Salesiana Sancti Joannes Don Bosco - Salesians of St. John Bosco)
Linh mục trẻ Gioan Bosco khởi sự hoạt động nguyện xá phục vụ các thanh thiếu niên nghèo từ ngày 08/12/1841. Lễ Phục Sinh năm 1846, cơ sở chính thức được thiết lập tại khu Vadocco, ngoại ô thành phố Torino (Bắc Ý). Ngày 08-12-1859, Don Bosco, cùng với 17 cộng sự viên của ngài (01 linh mục, 15 tư giáo và 01 học sinh), thành lập hội dòng Thánh François de Sales, với mục đích giáo dục giới trẻ nghèo.
Ngày 23/7/1864, Toà Thánh ban Sắc lệnh Decretum Laudis phê chuẩn hội dòng. Hiến luật của dòng được Toà Thánh châu phê ngày 03/4/1874.
Bổn mạng:
Hội dòng chọn Thánh François de Sales làm bổn mạng. Cảm hứng từ lòng nhân hậu và nhiệt thành tông đồ của vị thánh này, Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là Salesien, và vạch ra cho họ một chương trình sống theo phương châm trên. Lễ thánh bổn mạng mừng ngày 24 - 01 và thánh lập dòng, Gioan Bosco, ngày 31 - 01 hằng năm.
Mục đích và căn tính:
Salesien Don Bosco là dòng tu thuộc quyền Giáo Hoàng. Hội viên gồm giáo dân và giáo sĩ, sống hiệp thông huynh đệ để thực hiện cùng một ơn gọi và sứ mệnh là giáo dục giới trẻ trong sự bổ sung huynh đệ.
Châm ngôn:
“Da Mihi Animas, Coetera Tolle”, nghĩa là “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin cứ lấy đi” diễn tả lý tưởng sống của người Salesien.
Hoạt động:
Sứ mệnh Salesien được diễn tả một cách cụ thể qua những lĩnh vực hoạt động sau:
- Rao giảng Tin Mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả.
- Chăm sóc ơn gọi tông đồ.
- Giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội.
- Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc chưa nhận biết.
Những lĩnh vực này được thể hiện qua nhiều dạng thức hoạt động dành cho các thanh thiếu niên:
Giáo dục trực tiếp:
Các nguyện xá và trung tâm trẻ,
Các đại học, trường học thuộc mọi cấp,
Các trung tâm huấn nghệ, trường kỹ thuật,
Các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em khó khăn, hè phố,
Các trung tâm huấn giáo và mục vụ.
Truyền giáo và Phúc Âm hoá
Cộng tác với việc mục vụ của Giáo Hội địa phương qua việc đảm nhận các giáo xứ với những sinh hoạt nhấn mạnh tới việc giáo dục nhân bản và kitô hữu.
Dấn thân truyền giáo trực tiếp tại các điểm truyền giáo khác nhau trên khắp các châu lục.
Riêng tại Việt Nam, tu sĩ Saledien hoạt động trong 5 lĩnh vực sau:
- Mục vụ truyền giáo: dấn thân hoạt động trong các môi trường truyền giáo cho cả người Kinh lẫn dân tộc ít người.
- Mục vụ ơn gọi: giữa các thanh thiếu niên, nhiều em giàu tiềm năng thiêng liêng và tỏ lộ mầm ơn gọi tông đồ. Các Trung tâm Ơn gọi sẽ giúp các em khám phá, đón nhận và làm trưởng thành ơn gọi giáo dân, thánh hiến, linh mục, vì lợi ích của Giáo Hội và của dòng.
- Huấn nghiệp: dạy nghề tại các trung tâm huấn nghiệp như Ba Thôn, Tân Hà, Phước Lộc, Xuân Hiệp, Hóc Môn, K’Long, nhắm tới việc làm phát triển thanh thiếu niên qua việc hấp thụ và thăng hoa nền văn hoá với óc phê phán và qua việc giáo dục các em sống đức tin nhằm biến đổi xã hội bằng những giá trị Kitô giáo.
- Hoạt động nguyện xá: một môi trường giáo dục được mở ra với nhiệt tình truyền giáo để phục vụ cho trẻ em và các thanh thiếu niên, bao gồm các sinh hoạt tại các trung tâm trẻ, các lớp bình dân học vụ, lớp tình thương, trẻ hè phố.
Nhân sự:
Hiện nay, gia đình Salesien đang hoạt động trên 126 quốc gia với số tu sĩ 16.913 hội viên (theo thống kê vào năm 2002), bao gồm:
- Giám mục và Tổng giám mục 108, linh mục 11.069, phó tế 17, tư giáo 2.911, sư huynh 2.317, tập sinh 419.
Tại Việt Nam, số tu sĩ Salesien đang làm việc trong 05 giáo phận: Hà Nội, Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt và Vĩnh Long, với 11 cộng đoàn và 07 điểm hiện diện. Tính tới tháng 01 năm 2003 số thành viên bao gồm: giám mục 01, linh mục 72, tư giáo 98, sư huynh 31, trong đó khấn trọn 125, khấn tạm 76, tập sinh 25, tiền tập 28, đệ tử 371, học sinh Trung học và sinh viên 311.
Ngoài ra, tỉnh dòng cũng trách nhiệm công việc truyền giáo Salesien tại Mông Cổ với một cộng đoàn quốc tế gồm 06 hội viên.
- Bề trên cả (2002-2008): Lm. Pascual Chavez, quốc tịch Mêhicô, đấng kế vị thứ 09 của Thánh Gioan Bosco.
- Giám tỉnh Việt Nam: Lm. Giuse Trần Hòa Hưng, sinh 1958, thụ phong linh mục 1995.
Nguồn từ: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
ĐẤNG SÁNG LẬP GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG DON BOSCO VIỆT NAM VÀ
TRƯỜNG HUẤN NGHIỆP - GÒ VẤP.
Cha Andrej Majcen (1907 - 1999)
MỘT CUỘC ĐỜI - MỘT CHÂN TRỜI ĐỨC ÁI
Thông tin từ Vatican, về cha Andrej Majcen. Monday, December 15, 2008 5:08:32 PM VATICAN: Một vị Đầy tớ Chúa mới, của Gia đình Salêdiêng Don Bosco. (ANS – VATICAN) – 12.12.2008 - Ngày hôm qua, Bộ Phong Thánh của Giáo hội mới đưa ra phán quyết “Nihil Obstat” (không có trở ngại nào) liên quan tới tiến trình Phong Chân Phước cho cha An-rê Mai-cen SDB, một nhà truyền giáo và cũng là cha giải tội. Cha An-rê Mai-cen (1904-1999) đã từng là nhà truyền giáo tại Trung Hoa và Việt Nam (1935-1979). Sau đó, ngài đã trở về tỉnh dòng Slovenia và là cha giải tội tại đây cho đến lúc ngài qua đời. Bốn mươi bốn năm là nhà truyền giáo và 20 năm cổ võ việc truyền giáo tại Slovenia. Những suy tư và suy niệm của Ngài đã được thu thập lại từ các trang nhật ký (hơn 6.000 trang viết tay), đã cho thấy được một đời sống Ki-tô hữu thật thâm sâu và một nỗ lực cá nhân luôn cố vươn đạt tới sự tăng triển đời sống tâm linh. Phán quyết “Nihil Obstat” (không có trở ngại nào) của Bộ Phong Thánh đã chính thức tôn vinh cha An-rê Mai-cen là vị Đầy Tớ Chúa thứ 29 của Gia Đình Sa-lê-diêng. Tham khảo thêm: http://newsaints.faithweb.com/year/1999.htm#Majcen
13/12/2008
Người dịch: Văn Chính (SDB)
Định hướng Giáo dục dạy nghề của Tu sĩ truyền giáo Andrej Majcen (Quang) Cha Andrej Majcen (Quang), người Slovenia (Nam Tư) Tu sĩ thừa sai của Dòng Salêdiêng Don Bosco
Cũng là bề trên Phụ tỉnh đầu tiên của Dòng Salêdiêng Don Bosco - Việt Nam (19/05/1958)
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1970) Lm. Andrej Majcen cùng các sư huynh: Sh. Gioan Nguyễn Văn Ty, Sh. Chứa, Sh. Hoàng Phú Chấn, Sh. Hà Duy Dậu, Sh. Nguyễn Văn Tuấn, Sh. Bá Hùng, Sh. Hùng, Sh. Cung, Sh. Nguyễn Văn Hay, Sh. Uyển...
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1970) Linh mục Andrej Majcen (h.3) chụp hình lưu niệm cùng các sư huynh: Sh. Nguyễn Văn Chánh (h.1), Sh. Hoàng Phú Chấn (h.2), Sh. Dường Hiển (h.4), Sh. Hà Duy Dậu (h.5), Sh. Nguyễn Văn Tuấn (h.6), Sh. Vũ Thức (h.7) và Sh. Nguyễn Văn Hay (h.8)
Tập thể học sinh Lớp Đệ Lục - Niên khoá (1969 - 1970) Chụp hình lưu niệm các linh mục bề trên và các Thầy giáo Chủ nhiệm. Chú thích hình từ hàng ngồi, hàng đứng 1, 2 và từ trái sang phải: Lm. Fancis De Manderlair Ngọc (hàng ngồi h.1), Lm. Andrej Majcen Quang (hàng ngồi h.7); Cha Minh (hàng đứng thứ 3 h.1 ); Sh. Gioan Nguyễn Văn Ty (hàng đứng thứ 2 h.12).
Hiệu trường Linh mục Isiđôrô Lê Hướng - Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1956 - 1973)
(hình năm 2011)
Các học viên đầu tiên Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (Niên khóa 1957 - 1958)
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965)
Các học viên chụp hình lưu niệm cùng với các Linh mục Bề trên và các Sư huynh
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965) Các trợ sinh chụp hình lưu niệm cùng với các Linh mục Bề trên và các Sư huynh: Sh. Hoan, Sh. Bảo; Lm. Isiđôrô Lê Hướng, Lm. Lương, Lm. Mario Acquistapace, Lm. Hào, Lm. Smith, Sh. Mai.
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965) Lớp đệ Tứ B Nghề: Mộc & Điêu khắc Chú thích hình từ trái sang phải: Hàng ngồi: Lập, Vũ Thức, Tung, Tuấn. Hàng đứng: Vỹ, Đặng Vỹ Lạc, Nguyễn Văn Thưởng, thầy Bảo, Bỉnh, Vũ Hùng, Dương Hiển
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp - Đội Túc cầu Don Bosco - Gò Vấp (1965) Giải thích hình từ hàng đứng trên và trái qua phải: Thầy Bi, Đinh hoàng Cảnh, Chính, Sh. Nguyễn Ngọc Huệ, Linh mục Smith, Thầy Bên, Linh mục Generoso (Quảng), Thầy Bỉ, Linh mục Lực, Thầy Mai, Tân, Hàng giữa: Vũ Hùng, Cửu, Thưởng, Tâm. Hàng ngồi: Bùi, Chi, Trọng, thầy Bảo " Bullo"
Đội kèn đồng Don Bosco
Đội kèn đồng Trường Huấn nghiệp Gò Vấp chụp hình lưu niệm cùng, linh mục Bề trên Mario Acquistapace và linh mục Isiđôrô Lê Hướng (1965)
Cảnh học viên trước sân trường chuẩn bị đi dã ngoại (1965)
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965)
Nhà nội trú - Hội trường chiếu phim (Cinema) - Sân bóng đá Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965)
Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1965) Hội trường chiếu phim (Cinema)
Trường Trung học Hướng nghiệp Gò Vấp (1967) Hướng đạo sinh Don Bosco
Đội tuyển bóng đá Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1967)
Giám mục Paul Léon Seitz (Kim) - HT. Linh mục Isiđôrô Lê Hướng và Gia đình Têrêsa Đến tham quan Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1969)
1.3. Thời kỳ chuyển đổi nâng cấp vào ngày 24/8/1967
Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp trở thành Trường tư thục Trung học Kỹ Thuật đệ nhất cấp Don Bosco. Theo Công văn số 6224 GD/TT/2Dcủa Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục, cho phép Linh mục Lê Hướng được mở thêm bậc Trung học Đệ nhất và Đệ nhị cấp phổ thông (Việt Nam) tại Tư thục Trung học Kỹ thuật Don Bosco, Saigon, ngày 24 tháng 8 năm 1967, Đổng Lý Văn phòng Bộ Giáo dục, Huỳnh Ngọc Anh (đã ký).
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1967) Khánh thành xưởng Máy dụng cụ. Do Hội từ thiện Công giáo tài trợ.
Đến tham dự, có mặt Đại sứ (CHLB Đức) và Bộ trường Giáo dục (VNCH)
Lớp học nghề Máy Dụng cụ
Lớp học nghề Sửa chữa Ôtô
Lớp học nghề Kỹ nghệ sắt
Lớp học nghề Mộc (h.1)
Lớp học nghề Mộc (h.2)
Lớp học nghề May
1.4. Thời kỳ chuyển đổi nâng cấp vào ngày 02/01/1970
Lo go Trường Trung học Kỹ Thuật Don Bosco - Gò Vấp.
Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco, được cải biên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco, theo Quyết định số 48/GD/KTHV/QĐ. Trần Lưu Cung và Lê Đình Toán (đã ký). Ngày 31 và ngày 02 tháng 01 năm 1970, số 0086/KTNV/T.TH/M. Năm 1973 điều hành nhà trường, do Linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty là Giám đốc dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp, kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp và Linh mục Phêrô Phan Đình Cho, Phó Giám đốc dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp (1973 - 1975).
Giáo sư Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty Giám đốc dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp, kiêm nhiệm Hiệu trường Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp
Cảnh Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (1970) Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp Lớp Điện Kỹ nghệ - Niên khoá: 1968-1974 Trường Công nhân Kỹ thuật 4 (1978-1994) Giáo viên Ban Điện Công nghiệp
Xưởng Máy dụng cụ - Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco xưa
(hình chụp năm 1993)
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (Gò Vấp) Lớp Cơ khí Ôtô (CKO) - Niên khóa 67-74
Xưởng Cơ khí Ôtô - Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco xưa
(hình chụp 1997 khi trường được nâng cấp thành Trường CĐCN4 )
Sân bóng đá Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco xưa
(hình chụp năm 1993)
BÀI CA TRUYỀN THỐNG
Cha tình thương
Phạm Đức Huyến
Don Bosco dắt con đi trên đường trần.
Don Bosco giúp con an vui cuộc đời.
Vượt qua chông gai mặc cho khó nguy.
Rực hương trung trinh giữa chốn bùn nhơ.
Lạy cha (trên nơi cao sang). Đoàn con (vang câu hoan ca).
Ngàn tiếng hát khen mừng cha dấu yêu.
Tình thương (khoan dung bao la). Đoàn con (đi trong gian nan).
Dìu dắt những khi buồn vui sầu đầy.
Hương trời ngây ngất cung nhạc lòng, hòa theo muôn kinh dâng sớm hôm bay lên.
Hoa lòng vương ánh trăng dịu huyền tỏa lan trong sương như giấc mơ thiên thần.
Hội thao Thế vận hội (Olympics) - Trường THKT Don Bosco - Gò Vấp (1972) Đội Đức chụp hình lưu niệm tại sân bóng rổ cạnh nhà nguyện và phía sau trường.
Hội thao Thế vận hội (Olympics) - Trường THKT Don Bosco - Gò Vấp (1972)
Đội Việt Nam chụp hình lưu niệm tại sân bóng rổ cạnh cổng phía trước trường.
Hội thao Thế vận hội (Olympics) - Trường THKT Don Bosco - Gò Vấp (1972)
Đội Pháp chụp hình lưu niệm tại sân trước Garage Ôtô bên cạnh nhà Nguyện.
1.4.1 Họp mặt truyền thống của cựu học viên Trường THKT Don Bosco - Gò Vấp
Vào mùng 04 tết hàng năm, anh em và gia đình cựu học viên, họp mặt tại Giáo xứ Ba Thôn. Đến kính chúc tết, qúi Cha và các Thầy. Để bày tỏ lòng biết ơn bề trên là những người có công, đào tạo kiến thức, nuôi dưỡng, vun đắp lòng yêu thương, đức bác ái cho các học viên, đã từng học dưới mái Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1956 - 1975).
1.5. Thời kỳ cuối năm1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng trường sở và ngày 19/12/1975
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco được bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử theo Quyết định tiếp nhận Trường Kỹ thuật Don Bosco, với Công văn số 032/LĐTL-ĐT; TP. HCM, ngày 14/01/1977; TM/Tổng cục trưởng, Tổng cục phó Lê Thành Phụng (đã ký). Bắt đầu từ ngày 19/12/1975, được nhà trường chọn là ngày kỷ niệm: "Ngày thành lập Trường Công nhân kỹ thuật 4".
Hiệu trưởng Lâm Ngọc Anh (1975).
1.6. Thời kỳ đầu năm 1976 đến cuối năm 1977
Trường bắt đầu hoạt động với thương hiệu là Trường Kỹ thuật Don Bosco, trực thuộc Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử.
Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí ô tô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp
Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh
Phó Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
1.7. Thời kỳ từ 1978 đến 1994
Trường Kỹ thuật Don Bosco được đổi tên là Trường Công nhân Kỹ thuật 4, trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí ô tô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp.
1.7.1. Giai đoạn từ 1978 đến 1991
Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Mai Văn Hợi _ Nguyễn Như Từ.
Cảnh Trường Công nhân Kỹ thuật 4 (1978)
Xưởng máy công cụ Trường CNKT4 (1993) Tập thể giáo viên Ban Máy công cụ chụp hình lưu niệm trước xưởng trường (Ngày nay là nhà X - Trung tâm xưởng trường)
Giáo viên Ban Điện chụp hình lưu niệm trước cổng trường
Trường Công nhân Kỹ thuật 4 Đoàn học sinh thi giỏi nghề Cấp thành phố gồm: Điện Công nghiệp - Máy Công cụ - Nguội Chế tạo Đã đạt giải nhất toàn Đoàn (1989)
1.7.2. Giai đoạn từ 1991 đến 1994
Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề.
Đội tuyển bóng đá Trường CNKT 4 (1993)
1.8. Thời kỳ năm 1994 đến năm 1999
Vào đầu năm 1994 Trường Công nhân Kỹ thuật 4, được hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2; trú đóng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4, trực thuộc Bộ Công nghiệp.
1.8.1. Giai đoạn từ 1994 đến tháng ba năm 1996
Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. (Văn bản vẫn còn hiệu lực)
BỘ CÔNG NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
**************
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****************
Số:01/2005/QĐBCN
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Quyết định số 214/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp IV; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Trường) là đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học kỹ thuật - kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Cơ khí, động lực, điện, nhiệt, điện tử, công nghiệp thực phẩm, hoá, may thời trang, công nghệ thông tin, kinh tế, ngoại ngữ, sinh học và môi trường theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998, là cơ sở nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội. Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công nghiệp; sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành có liên quan và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minhh nơi Trường đặt trụ sở; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo.
Tên tiếng Việt: Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch quốc tế: HO CHI MINH UNIVERSITY OF INDUSTRY
Tên viết tắt: HUI
Trụ sở chính đặt tại: Số 12, Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2: Số 39, đường Cách mạng Tháng 8, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai;
Cơ sở 3: Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Trường có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học kỹ thuật - kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Cơ khí, động lực, điện, nhiệt, điện tử, công nghiệp thực phẩm, hoá, nhiệt, may thời trang, công nghệ thông tin, kinh tế, ngoại ngữ, sinh học và môi trường theoquy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục. 2. Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật - kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài ngành. 3. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo theo chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 4. Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục. 5. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Tổ chức nghiên cứu, triển khai, chuyển giao khoa học - công nghệ chuyên ngành, các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên, học sinh và cho các đơn vị có nhu cầu. 7. Tổ chức hoạt động thông tin bằng các hình thức hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học, khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước. 8. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo- bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao. 10. Quản lý tổ chức, biên chế theo phân cấp quản lý của Bộ Công nghiệp. 11. Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Trường; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia; xây dựng thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động. 12. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Trường
1. Lãnh đạo:
a) Hiệu trưởng;
b) Các Phó Hiệu trưởng.
2. Các phòng, ban nghiệp vụ:
a) Phòng Đào tạo;
b) Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế;
c) Phòng Tài chính – Kế toán;
d) Phòng Tổ chức - Hành chính;
đ) Phòng Quản trị;
e) Ban Thanh tra giáo dục và Quản lý học sinh, sinh viên;
g) Phòng Công tác chính trị.
3. Các khoa, tổ bộ môn:
a) Khoa Cơ khí;
b) Khoa Động lực;
c) Khoa Điện;
d) Khoa Nhiệt;
đ) Khoa Điện tử;
e) Khoa Hoá;
f) Khoa Công nghiệp thực phẩm, Sinh học và Môi trường;
g) Khoa May và Thiết kế thời trang;
h) Khoa Công nghệ thông tin;
i) Khoa kinh tế;
k) Khoa Ngoại ngữ;
l) Khoa Tại chức;
m) Khoa Khoa học cơ bản;
n) Khoa Kỹ thuật cơ sở;
p) Khoa Mác - Lênin;
q) Các bộ môn trực thuộc.
4. Các cơ sở phục vụ đào tạo, sản xuất và dịch vụ, bao gồm: Phòng thí nghiệm, thư viện, nhà văn hoá; doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ: đào tạo, khoa học - kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ, các cơ sở thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, dịch vụ đời sống sinh viên và học sinh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Điều 4. Hiệu trưởng Trường có trách nhiệm:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Trường trên cơ sở Điều lệ Trường đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Căn cứ Điều lệ được phê duyệt; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí, sắp xếp cán bộ, nhân viên, giảng viên cho từng bộ phận theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số202 /TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 và Quyết định số 538/TCCP-TC ngày 18 tháng 12 năm 1995 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường đại học và cao đẳng.
Điều 5. Trường là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, có con dấu (kể cả con dấu nổi và con dấu thu nhỏ) để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Xuân Thủy
Nơi nhận: - Như Điều 6, - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Giáo dục và Đào tạo, - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, - Bộ Nội vụ, - Bộ Khoa học và Công nghệ, - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, - Bộ Tài chính, - Kho bạc Nhà nước.
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2006)
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2004 - 2013)
2.1. Giai đoạn từ 2005 - 2007
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Phạm Khôi _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính.
2.2 Giai đoạn từ 2008 - 2009
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính _ Phạm Hữu Lộc _ Nguyễn Xuân Hoàn _ Nguyễn Mạnh Hùng _ Nguyễn Thiên Tuế.
2.3. Giai đoạn từ 2009 đến ngày 14/8/2011
Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
Các Phó Hiệu trưởng đương nhiệm: _ TS. Phan Chí Chính _ TS. Nguyễn Xuân Hoàn _ TS. Nguyễn Mạnh Hùng _ NGƯTU. TS. Phạm Hữu Lộc _ PGS. TS. Lê Văn Tán _ ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
2.4. Giai đoạn từ ngày 15/8/2011 đến ngày 05/01/2012
Hiệu trưởng: TS. Trần Tuấn Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: PGS. TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Nguyễn Xuân Hoàn, kiêm Phó Bí thư Đảng ủy; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; PGS. TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
2.5. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013
Hiệu trưởng: TS. Trần Tuấn Anh.
Các Phó Hiệu trưởng: PGS. TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; PGS. TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế; ThS. Trần Văn Thắng.
II. Tổng kết các thế hệ Hiệu trưởng (1956 - 2014)
1. Thời kỳ từ năm 1956 đến năm 1975
Các thế hệ Hiệu trưởng (1956 - 1975)
Năm 1956 - 1973 LM. Isiđôrô Lê Hướng.
Năm 1973 - 1975 LM. Gioan Nguyễn Văn Ty.
2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Các thế hệ Hiệu trưởng (1975 - 2011)
Năm 1975 - 1991 KS. Lâm Ngọc Anh
Năm 1991 - 1996 KS. Mai Văn Hợi
Năm 1996 - 2011 AHLĐ. Ts. Tạ Xuân Tề.
Các thế hệ Hiệu trưởng (2011 - nay)
Năm 2011 - 2014
1. Giai đoạn 15/8/2011 - 11/9/2013: Tiến sĩ Trần Tuấn Anh.
2. Giai đoạn 11/9/2013 - nay: Phó Hiệu trưởng Thạc sĩ Nguyễn Thiên Tuế (được bàn giao phụ trách trưởng)
III. Thành tích Trường đạt được (1994 - 2004)
Huân chương lao động hạng ba năm 1995 (Quyết định số 534 KT/CT. Chủ tịch nước Lê Đức Anh (đã ký). Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1995 (Đã ghi sổ 26);
Huân chương lao động hạng nhì năm 1999 (Quyết định số 168 KT/CT. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2001 (Đã ghi sổ 1);
Huân chương lao động hạng nhất năm 2004 (Quyết định số 123 QĐ/CTN. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2005 (Vào sổ vàng số 1);
Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO do tổ chức TUV - Cộng hòa Liên bang Đức;
Trường có nhiều thành tích, đạt được nhiều giải thưởng xếp hạng cao như: giải học sinh giỏi nghề cấp thành phố, quốc gia và quốc tế; trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ;
AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề, nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ chí Minh (2004 - 2011); có công lao xây dựng và phát triển Trường; từ Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4 (1994 - 1999), Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (1999 - 2004), rồi trở thành Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (2004); được Chủ tịch nước Trần Đức Lương thay mặt chính phủ, ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Đào tạo; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên; Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau Đại học; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Quản trị; Phòng Dịch vụ, Phòng Kế hoạch - Vật tư; Trung tâm Quản lý - Ký túc xá.
2. Các đơn vị đào tạo
Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo bao gồm các khoa (viện) và bộ môn trực thuộc:
Các Khoa đào tạo chuyên ngành: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Cơ khí, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa May Thời trang, Khoa Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ Ô tô, Khoa Công nghệ Nhiệt lạnh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Thương Mại Du lịch, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường.
Các đơn vị đào tạo không chuyên ngành: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Khoa Liên thông Đại học & Vừa làm vừa học.
3. Các đơn vị phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Các đơn vị hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ: Tạp chí Đại học Công nghiệp; Nhà Xuất Bản Đại học Công nghiệp; Trạm Y tế; Nhà ăn; Trung tâm Thông tin - Thư viện;
Các đơn vị đào tạo đặc thù trực thuộc trường: Trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo, Khoa Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công nghệ - Máy công nghiệp (Research & Development Industrial for technology – Machinery).
4. Các hội đồng
Hội đồng Khoa học và Đào tạo:
Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của Hội đồng thực hiện theo Điều lệ trường đại học và Quyết định thành lập của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về một số công việc cụ thể như: mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
Các hội đồng khác:
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ công tác cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng có thể quyết định thành lập một số hội đồng tư vấn như: Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét nâng ngạch, Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng thanh lý tài sản và các hội đồng khác khi cần thiết… để giúp Hiệu trưởng quyết định những vấn đề cơ bản, những nội dung công tác quan trọng về đào tạo, tổ chức – nhân sự, nghiên cứu khoa học (NCKH), cơ sở vật chất và việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thành phần của các Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định thành lập theo các quy định của pháp luật hiện hành.
V. Giới thiệu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Industry). Đây là một trường đại học công lập đào tạo đa ngành, đa nghề có tầm quan trọng của Bộ Công Thương.
Hiện nay trường có các cơ sở đào tạo tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cơ sở tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), cơ sở thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), Cơ sở huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), cơ sở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Trường trực thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Năm 2011 với tổng số 129.000 sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trường đại học lớn nhất của Việt Nam.
Những năm tháng không thể nào quên (1999 - 2011)
Giới thiệu Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh năm 2014