1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh:
1.1. Thời kỳ đầu tiên
Tiền thân Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp, trường tư thục do các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam). Thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1956 tại xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, thành phố Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa. Do Linh mục - Giám đốc Phêrô Cuisset Quý và Linh mục - Hiệu trưởng Lê Hướng, điều hành cơ sở Don Bosco Gò Vấp.
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1970).
Hình từ trái sang phải, hàng thứ nhất:
Sh. Thân Văn Hoan (H.1), Thầy Lê Duy Nhất (H.2)
Nhà truyền giáo Lm. Andrej Majcen Quang (1907 - 1999) người sáng lập Trường Trung học kỹ thuật Don Bosco (Gò Vấp)
và Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910 - 1995). Đến dự lễ hội Công giáo tại Trường (1970)
và Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1910 - 1995). Đến dự lễ hội Công giáo tại Trường (1970)
1.2. Thời kỳ chuyển đổi nâng cấp vào năm 1968
Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp trở thành Trường tư thục Trung học Kỹ Thuật đệ nhất cấp Don Bosco. Công văn số 6224 GD/TT/2D Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục, cho phép Linh mục Lê Hướng được mở thêm bậc Trung học Đệ nhất và Đệ nhị cấp phổ thông (Việt Nam) tại Tư thục Trung học Kỹ thuật Don Bosco, Saigon, ngày 24 tháng 8 năm 1967, Đổng Lý Văn phòng Bộ Giáo dục, Huỳnh Ngọc Anh (đã ký).
Các chủng sinh thuộc Dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp (1970)
1.3. Thời kỳ chuyển đổi nâng cấp vào năm 1970
Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhất cấp Don Bosco, được cải biên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật đệ nhị cấp Don Bosco, theo Quyết định số 48/GD/KTHV/QĐ. Trần Lưu Cung và Lê Đình Toán (đã ký). Ngày 31 và ngày 02 tháng 01 năm 1970, số 0086/KTNV/T.TH/M. Điều hành nhà trường, do Linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty làm Giám đốc kiêm Hiệu trưởng và Linh mục Phan Đình Cho, Phó Giám đốc (1970 - 1975).
Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, nguyên Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam);
Hiệu trưởng Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp (1970 -1975);
Trong buổi lễ Thánh du Bosco đến Việt Nam từ ngày 16/01/2011 đến ngày 01/02/2011;
Đang chia sẻ về: "Công cuộc Giáo dục Thanh Thiếu niên" của Don Gioan Bosco".
Lm. Fancis Xavier Ngọc (người Bỉ) và đội bóng rổ Gia đình Salêdiêng Don Bosco Gò Vấp (1972)
Gs. Nguyễn Phú Túc (ngồi hàng thứ nhất chính giữa) chụp hình lưu niệm cùng lớp 8 B (1972).
1.4. Thời kỳ cuối năm1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng trường sở và ngày 19/12/1975
Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco được bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử theo Quyết định tiếp nhận Trường Kỹ thuật Don Bosco, với Công văn số 032/LĐTL-ĐT; TP. HCM, ngày 14/01/1977; TM/Tổng cục trưởng, Tổng cục phó Lê Thành Phụng (đã ký). Bắt đầu từ ngày 19/12/1975, được nhà trường chọn là ngày kỷ niệm: "Ngày thành lập Trường Công nhân kỹ thuật 4".
Hiệu trưởng Lâm Ngọc Anh (1975).
1.5. Thời kỳ đầu năm 1976 đến cuối năm 1977
Trường bắt đầu hoạt động với thương hiệu là Trường Kỹ thuật Don Bosco, trực thuộc Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử.
- Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí Ôtô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
- Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
- Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
- Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp
- Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh
- Phó Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
1.6. Thời kỳ từ 1978 đến 1994
Trường Kỹ thuật Don Bosco được đổi tên là Trường Công nhân Kỹ thuật 4, trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim.
- Mục tiêu đào tạo: Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 với các ngành nghề: Cơ khí Công cụ, Nguội sửa chữa, Nguội chế tạo, Cơ khí ô tô, Điện, Điện tử và Gò - Hàn - Rèn.
- Qui mô đào tạo: 900 học sinh, mỗi năm tuyển 300 học sinh;
- Thời gian đào tạo: mỗi khoá là ba năm rưỡi;
- Kinh phí đào tạo: do ngân sách nhà nước cung cấp.
1.6.1. Giai đoạn từ 1978 đến 1991
- Hiệu trưởng: Lâm Ngọc Anh.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Mai Văn Hợi _ Nguyễn Như Từ.
Cảnh Trường Công nhân Kỹ thuật 4 (1978)
1.6.2. Giai đoạn từ 1991 đến 1994
- Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề.
1.7. Thời kỳ năm 1994 đến năm 1999
Vào đầu năm 1994 Trường Công nhân Kỹ thuật 4, được hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2; trú đóng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4, trực thuộc Bộ Công nghiệp.
1.7.1. Giai đoạn từ 1994 đến tháng ba năm 1996
- Hiệu trưởng: Mai Văn Hợi, kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Như Từ _ Tạ Xuân Tề
Sân bóng chuyền trước nhà nguyện Dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp (1994)
Nay được xây dựng thành Trung tâm Thư viện và Thông tin (2011)
1.7.2. Giai đoạn từ tháng 4 năm 1996 đến đầu năm 1999
- Hiệu trưởng: Tạ Xuân Tề.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Đức Phấn _ Phạm Khôi.
- Bí thư Đảng uỷ Trường: Trưởng phòng đào tạo; Đỗ Văn Vấn (1996 - 1999).
1.8. Thời kỳ đầu năm 1999 đến cuối năm 2004
Vào tháng 3 năm 1999 nhà trường được Chính phủ cho thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 thuộc Bộ Công nghiệp.- Hiệu trưởng: Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Nguyễn Đức Phấn _ Phạm Khôi.
Cảnh Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (1999).
1.9. Thời kỳ năm 2004 đến nay
- Vào cuối năm 2004 Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 thuộc Bộ Công nghiệp được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Công Thương. Quyết định 541/QĐ-TTg năm 2008 về việc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Và ngày 24/12/2004 được chọn là ngày thành lập của: "Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh".
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2006)
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (2004 - 2013)
1.9.1. Giai đoạn từ 2005 - 2007 :
- Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Cù Huy Đạm _ Phạm Khôi _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính.
1.9.2. Giai đoạn từ 2008 - 2009 :
- Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: _ Nguyễn Đức Phấn _ Phan Chí Chính _ Phạm Hữu Lộc _ Nguyễn Xuân Hoàn _ Nguyễn Mạnh Hùng _ Nguyễn Thiên Tuế.
1.9.3. Giai đoạn từ 2009 đến ngày 14/8/2011:
- Hiệu trưởng: AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề; kiêm Bí thư Đảng ủy Trường.
- Các Phó Hiệu trưởng đương nhiệm: _ TS. Phan Chí Chính _ TS. Nguyễn Xuân Hoàn _ TS. Nguyễn Mạnh Hùng _ NGƯTU. TS. Phạm Hữu Lộc _ PGS. TS. Lê Văn Tán _ ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
- Hiệu trưởng: TS. Trần Tuấn Anh.
- Các Phó Hiệu trưởng: TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Nguyễn Xuân Hoàn, kiêm Phó Bí thư Đảng ủy; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế.
1.9.5. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013:
- Hiệu trưởng: Thứ trưởng TS. Trần Tuấn Anh.
- Các Phó Hiệu trưởng: TS. Phan Chí Chính; TS. Nguyễn Mạnh Hùng; TS. Phạm Hữu Lộc, kiêm Bí thư Đảng ủy; TS. Lê Văn Tán; ThS. Nguyễn Thiên Tuế; ThS. Trần Văn Thắng.
II. Tổng kết các thế hệ Hiệu trưởng (1956 - 2013)
1. Thời kỳ từ năm 1956 đến năm 1975
- Năm 1956 - 1970 LM. Lê Hướng;
- Năm 1970 - 1975 LM. Nguyễn Văn Ty;
2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
- Năm 1975 - 1991 KS. Lâm Ngọc Anh;
- Năm 1991 - 1996 KS. Mai Văn Hợi;
- Năm 1996 - 2011 AHLĐ. Ts. Tạ Xuân Tề;
- Năm 2011 - 2013 TS. Trần Tuấn Anh.
Các thế hệ Hiệu trưởng (1975 - 2011)
III. Thành tích Trường đạt được (1994 - 2004)
- Huân chương lao động hạng ba năm 1995 (Quyết định số 534 KT/CT. Chủ tịch nước Lê Đức Anh (đã ký). Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1995 (Đã ghi sổ 26);
- Huân chương lao động hạng nhì năm 1999 (Quyết định số 168 KT/CT. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2001 (Đã ghi sổ 1);
- Huân chương lao động hạng nhất năm 2004 (Quyết định số 123 QĐ/CTN. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (đã ký). Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2005 (Vào sổ vàng số 1);
- Là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO do tổ chức TUV - Cộng hòa Liên bang Đức;
- Trường có nhiều thành tích, đạt được nhiều giải thưởng xếp hạng cao như: giải học sinh giỏi nghề cấp thành phố, quốc gia và quốc tế; trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ;
- AHLĐ. TS. Tạ Xuân Tề, nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ chí Minh (2004 - 2011); có công lao xây dựng và phát triển Trường; từ Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp 4 (1994 - 1999), Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 (1999 - 2004), rồi trở thành Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (2004); được Chủ tịch nước Trần Đức Lương thay mặt chính phủ, ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
IV. Cơ cấu tổ chức Trường
Quyết định 01/2005/QĐ-BCN về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành, Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2005, KT. Bộ trưởng, Thứ Trưởng Nguyễn Xuân Thủy (đã ký).
1. Phòng chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Đào tạo; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên; Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo sau Đại học; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Quản trị; Phòng Dịch vụ, Phòng Kế hoạch - Vật tư; Trung tâm Quản lý - Ký túc xá.
2. Các đơn vị đào tạo
Các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo bao gồm các khoa (viện) và bộ môn trực thuộc:
- Các Khoa đào tạo chuyên ngành: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Cơ khí, Khoa Công nghệ Điện, Khoa Công nghệ Điện tử, Khoa May Thời trang, Khoa Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ Ô tô, Khoa Công nghệ Nhiệt lạnh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Thương Mại Du lịch, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường.
- Các đơn vị đào tạo không chuyên ngành: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Khoa Liên thông Đại học & Vừa làm vừa học.
3. Các đơn vị phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Các đơn vị hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ: Tạp chí Đại học Công nghiệp; Nhà Xuất Bản Đại học Công nghiệp; Trạm Y tế; Nhà ăn; Trung tâm Thông tin - Thư viện;
- Các đơn vị đào tạo đặc thù trực thuộc trường: Trung tâm khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo, Khoa Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công nghệ - Máy công nghiệp (Research & Development Industrial for technology – Machinery).
4. Các hội đồng
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo: Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của Hội đồng thực hiện theo Điều lệ trường đại học và Quyết định thành lập của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về một số công việc cụ thể như: mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.
- Các hội đồng khác: Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ công tác cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng có thể quyết định thành lập một số hội đồng tư vấn như: Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét nâng ngạch, Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng thanh lý tài sản và các hội đồng khác khi cần thiết… để giúp Hiệu trưởng quyết định những vấn đề cơ bản, những nội dung công tác quan trọng về đào tạo, tổ chức – nhân sự, nghiên cứu khoa học (NCKH), cơ sở vật chất và việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thành phần của các Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định thành lập theo các quy định của pháp luật hiện hành.
V. Giới thiệu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Industry). Đây là một trường đại học công lập đào tạo đa ngành, đa nghề có tầm quan trọng của Bộ Công Thương.
- Hiện nay trường có các cơ sở đào tạo tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cơ sở tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), cơ sở thành phố Quảng Ngãi(tỉnh Quảng Ngãi), Cơ sở huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), cơ sở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An). Trường trực thuộc quản lý của Bộ Công Thương.Năm 2011 với tổng số 129.000 sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trường đại học lớn nhất của Việt Nam.
Những năm tháng không thể nào quên (1999 - 2011).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét